Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản

Mã sp: Đang cập nhật
Thương hiệu: Công Ty Cổ Phần TM Dịch Vụ Tâm Linh   |   Tình trạng: Còn hàng
1.639.000₫

MÂM CÚNG ĐẠT CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM QUỐC TẾ HACCP ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

✅ Hoạt Động 24/24 Cam Kết Xôi Chè Còn Ấm Khi Giao Tới

✅ MIỄN PHÍ Chọn Tone Màu (XANH - HỒNG - VÀNG) 

✅ MIỄN PHÍ Giao Hàng* & Sắp Mâm Chuẩn Lễ

✅ Giao Hàng 24/24 - Giao Nhanh 2H

✅ Nhân Viên Chuyên Nghiệp Nhiệt Tình Hướng Dẫn Cúng

✅ Xuất hóa đơn VAT công ty theo yêu cầu.

✅ Bộ giấy cúng đầy đủ nhất từ Vàng Mã Sài Gòn

MIỄN PHÍ CHỌN TONE MÀU - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG* SẮP MÂM 24/24

💝 Tặng Voucher Mua Hàng Lên Đến 500K 💝💝 Bếp Hoạt Động 24/24 Xôi Chè Còn Ấm Khi Giao Tới 💝💝💝 Đặt Tiệc Ngon Kèm Mâm Cúng Giảm Ngay 200K/ Bàn Tiệc

MÂM CÚNG ĐẠT CHỨNG NHẬN HACCP DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM

Mâm Cúng & Tiệc Ngon Đạt Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Quốc Tế HACCP

Thông tin chi tiết sản phẩm

Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản

Cúng giỗ tổ nghề xây dựng cũng là một ngày lễ được rất nhiều người theo nghề xây dựng coi trọng. Để tìm hiểu về ngày giỗ tổ nghề xây dựng cũng như sự tích về ông tổ nghề xây dựng, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Đồ Cúng Tâm Linh

Từ xa xưa, các ngành nghề đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đây là một hình thức văn hóa thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau. Ở nước ta trong các ngành nghề, có thể nói là ngành xây dựng (gồm các nghề: thợ xây, thợ mộc, thợ cơ khí) có đến 2 ngày cúng giỗ cách nhau 6 tháng. Đó là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Đa số thợ trong nghề đến ngày là lo cúng giỗ và biết ông Tổ là ông Lỗ Ban nhưng ý nghĩa và nguồn gỗc ít người hiểu rõ.

Sự tích giỗ tổ nghề xây dựng

Truyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.

Ông tổ nghề xây dựng

Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho xây dựng chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa ngày nay, và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.

Chi tiết về truyền thuyết

Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi công lao Công Thư Ban như sau: “Công Thư tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng phương viên hành”, có thể tạm dịch: “Công thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không thể tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”.

Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông là Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban và Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc (ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà, khuôn cửa. Thước có chiều dài 1 thước Tàu (khoảng 44 cm) gồm 4 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban thuở Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết lại kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ, nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, may, rủi, sinh tử, ly biệt…

Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.

giỗ tổ nghề xây dựng

Truyền thống trong ngày lễ giỗ Tổ xây dựng

Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng được tất cả anh em thợ trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ…

Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, trai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.

VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ XÂY DỰNG

VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ XÂY DỰNG


#Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản #Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản #Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản #Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản #Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản #Mâm Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Cơ Bản

Đánh giá khách hàng

NHẬP THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ CHÚNG TÔI

Giỏ hàng

messenger zalo call